Chuyển đổi số

Các bước chuyển đổi số

1. Khái quát chung về chuyển đổi số

Chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. 

Sự khác nhau giữa Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số

Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có.

Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.

Tại sao phải Chuyển đổi số ?

Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.

Chuyển đổi số là việc của ai ?

 Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, là cuộc cách mạng của toàn dân.

Nên Chuyển đổi số khi nào?

Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi người cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Chuyển đổi số như thế nào?

Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình.

Chính quyền số: Là Chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn. 

Xã hội số : là xã hội có công dân số tham gia vào vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số…   

Doanh nghiệp Số: là việc Doanh nghiệp ứng dụng Khoa học, công nghê, Kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, lợi thế cạnh tranh và tối ưu lợi ích cho khách hàng. KHCN Kỹ thuật số được ứng dụng trong các lĩnh vực như Quản trị, tạo ra sản phẩm dịch vụ, cung ứng, chăm sóc khách hàng…

2. Năm trụ cột của chuyển đổi số doanh nghiệp 

Một quy trình chuyển đổi số thành công phải là sự tổng hòa của cả 5 yếu tố này. Nếu thiếu đi một trong các yếu tố, doanh nghiệp của bạn hẳn đang phung phí nguồn lực 

Thiết lập chiến lược & Văn hóa dài hạn

Với doanh nghiệp, nếu chiến lược được ví như Hạt giống thì văn hóa sẽ được xem là Đất. Nếu “Đất” không tốt thì dù có cố gắng cách mấy, “Hạt” cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh được, và ngược lại. Tuy nhiên, việc kiến tạo nên một “mảnh đất tốt” luôn là một bài toán đau đầu của các doanh nghiệp. Theo một khảo sát của trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu Katzenbach đối với 2.219 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy:

86% đồng ý rằng văn hóa kém sẽ tác động tiêu cực đến tổ chức và dẫn tới năng suất thấp

51% tin rằng doanh nghiệp của họ cần phải có một cuộc "Đại tu" về văn hóa tổ chức

48% nhà lãnh đạo khẳng định họ chưa được trang bị đủ công cụ và phương pháp để tạo ra những thay đổi về văn hóa mang tính bền vững và lâu dài.

Ở Việt Nam, câu chuyện về chiến lược và văn hoá doanh nghiệp vẫn luôn là một đề tài hết sức nóng bỏng. Dễ thấy nhất là những trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp như: “Tại sao đã làm đủ mọi cách, đã đào tạo đủ các thứ mà thái độ làm việc của nhân viên vẫn chưa tốt và hiệu quả làm việc vẫn chưa cao?”, “Làm sao để nhân viên nhiệt huyết hơn, gắn bó hơn?”, “Làm thế nào để hạn chế những mâu thuẫn?”,... Vậy, đâu là lời giải cho bài toán này? Hãy cùng xem xét một vài bước cơ bản để xây dựng lên một chiến lược văn hoá hiệu quả.

BƯỚC 1

Xác định Nhiệm vụ - Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi của công ty và đưa chúng vào thực tiễn Nhiệm vụ của tổ chức sẽ giúp bạn hiểu tại sao công việc kinh doanh này lại tồn tại và nó đang phục vụ ai. Tầm nhìn sẽ đưa ra những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được và nơi nó thuộc về trong tương lai. Giá trị của tổ chức là niềm tin đằng sau, lèo lái cách mọi hoạt động diễn ra. Công việc này không dễ dàng và cũng không có sẵn những khuôn mẫu để áp dụng với mọi doanh nghiệp. Nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị của một doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chiến lược và văn hoá của công ty.

BƯỚC 2

Tuyển dụng các nhân viên có khả năng bổ sung lẫn nhau Sau khi đề ra các quy tắc văn hóa nơi công sở, bạn sẽ có xu hướng tuyển dụng những ứng cử viên có cùng niềm tin hoặc đề cao những giá trị tương tự như bạn, nhưng thật ra, một đội ngũ nhân viên đa dạng quan điểm sẽ đưa ra vô số những ý tưởng rất đáng chú ý. Hãy nâng cao văn hóa doanh nghiệp của bạn bằng cách tuyển dụng và tạo điều kiện để những người có khả năng bổ sung cho nhau làm việc trong cùng một nhóm.

BƯỚC 3

Sử dụng các công cụ đo lường, đánh giá kết quả. Khi chiến lược được thiết lập, doanh nghiệp cần rà soát xem các mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu để đánh giá kết quả và hiệu quả. Ngoài những tiêu chí đánh giá tự xây dựng, công ty nên sử dụng thêm các công cụ đánh giá có sẵn để thu được mức độ đánh giá chính xác và toàn diện. Các công cụ đánh giá chiến lược hiệu quả có thể kế đến là Scoro, Datapine, Base Planning,... Chỉ khi nắm chắc thông tin này, doanh nghiệp mới có thể tiếp tục đưa ra hướng đi phù hợp trong tương lai.

Gắn kết và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng là yếu tố sống còn

86% người mua sẽ chi trả nhiều hơn cho 1 trải nghiệm khách hàng tốt, nhưng chỉ 1% khách hàng cảm thấy rằng các nhà cung cấp đáp ứng được sự kỳ vọng của họ. Đến năm 2020, trải nghiệm khách hàng sẽ không đơn thuần chỉ là phân biệt tên gọi hay giá cả, cũng không đơn thuần chỉ là trải nghiệm online hay offline tại cửa hàng, mà là tổng hòa tất cả những tương tác với thương hiệu. Điều này có nghĩa, tất cả những thứ bạn bán, cách bạn bán, sẽ đều trở thành hàng hóa.

Giải bài toán tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Giống như việc thưởng thức một chiếc bánh ngọt, trải nghiệm khách hàng cần có sự hòa quyện của nhiều lớp (brand layering) khác nhau: Một lớp dịch vụ khách hàng hoàn hảo, một lớp tương tác trực tiếp với sản phẩm tại cửa hàng và một lớp quá trình thanh toán trực tuyến tối ưu.

Việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm là lập bản đồ hành trình khách hàng, gắn kết những trải nghiệm này thành một chuỗi liên tục trong mọi giai đoạn trước, trong và sau khi mua hàng, từ đó ta có thể ghi lại mọi điểm tiếp xúc (contact point) giữa khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp. Việc tiếp theo là bạn sẽ phải định ra những chương trình tại mỗi điểm tiếp xúc để chủ động mang lại cho khách hàng tiềm năng những cảm xúc tích cực khiến họ muốn bước tiếp trong hành trình khách hàng. Thực tế, mỗi một doanh nghiệp sẽ có những hành trình khách hàng khác nhau. Và mỗi khách hàng lại có một điểm kết thúc hành trình khác nhau tuỳ thuộc vào việc họ có hài lòng với doanh nghiệp hay không.

7 Giai đoạn trải nghiệm khách hàng

- Giai đoạn biết: Giới thiệu đối tác, khách hàng, PR, networking, quảng cáo, sự kiện, SEO, bài viết của khách hàng,...

- Giai đoạn thích: Sự kiện, blog, ebook, truyền thông xã hội, brochure, apps, checklist, cuộc thi,...

- Giai đoạn tin tưởng: Giải thưởng, lời chứng thực của khách hàng, nghiên cứu tình huống, diễn thuyết tại các hội nghị, hội thảo,...

- Giai đoạn thử: Showroom, sản phẩm miễn phí/ giá trị thấp, đánh giá từ khách hàng đã sử dụng, apps,...

- Giai đoạn mua: Quy trình khám phá - Bán hàng - Thực hiện hợp đồng - Thanh toán, tài liệu bán hàng, hướng dẫn khách hàng,...

- Giai đoạn mua lại: Đánh giá và góp ý của khách hàng, cộng đồng khách hàng, hoạt động nuôi dưỡng khách hàng, cross sell, up sell,...

- Giai đoạn giới thiệu: Chương trình giới thiệu khách hàng từ các đối tác, khách hàng trung thành,...

Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp là một bước đi dài hơi trong hành trình kết nối thương hiệu với khách hàng. Khi thực hiện một cách chính xác, trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp làm tăng sự kỳ vọng của khách hàng và mở cánh cửa để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Cải tiến không ngừng

Mục đích của việc cải tiến quy trình là để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Hãy nghĩ về thời gian mà nhân viên của bạn dành để theo dõi, kiểm tra một công việc đã xong hay chưa, hoặc thảo luận về tiến độ làm việc trong cuộc họp. Những phần mềm theo dõi tiến độ công việc như Flow, Producteev hay Base Wework cho phép nhân viên cập nhật tiến độ dự án ở bất cứ đâu. Điều này giúp cuộc họp ngắn hơn, ít email qua lại hơn và tất nhiên là tăng năng suất hiệu quả gấp nhiều lần.

Cải tiến quy trình nhằm tăng năng suất làm việc là lợi thế cạnh tranh cốt lõi trong môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay. Nếu bạn là một nhân viên, tăng năng suất làm việc là yếu tố quan trọng giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, tăng năng suất doanh nghiệp có thể giúp cải thiện kết quả kinh doanh và giúp doanh nghiệp đón đầu, dự báo những thăng trầm trong kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp khác. Dù bạn là ai, năng suất làm việc là vấn đề hàng đầu bạn cần quan tâm nếu muốn đạt được những mục tiêu dài hạn trong công việc và cuộc sống.

Sự quyết đoán trong việc áp dụng công nghệ

Với 2 tỷ người sử dụng internet băng thông cao và 51.9% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh, thế giới giờ đây không chỉ “phẳng”, mà còn “tức thì”, tất cả nhờ có công nghệ.

Everything Tech – Xưa thì Kodak, nay là instagram. Xưa là Borders Books, nay là Amazon. Xưa là khách sạn, nay là Airbnb. Dù sáng tạo ra sản phẩm hay dịch vụ gì cũng phải áp dụng công nghệ. Sự bắt đầu của thời kỳ công nghệ với luật chơi mới đã đặt lại định nghĩa về nhu cầu và thị trường cho mọi ngành nghề.

Chỉ trong tích tắc, nền tảng công nghệ đã biến kinh doanh trở thành một sân chơi bình đẳng, nơi một công ty nhỏ có thể đánh bại một đế chế doanh nghiệp hùng mạnh với tuổi đời hàng trăm năm. Nếu năm 1930, vòng đời của một tập đoàn lớn trên bảng xếp hạng S&P500 là 65 năm thì hiện nay, tuổi thọ của họ đã giảm đi 80%, trung bình chỉ còn 15 năm.

Cứ 10 công ty có tên trong danh sách Fortune 500 hiện nay, sẽ có 4 công ty biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để bứt phá. Cứ 10 công ty có tên trong danh sách Fortune 500 hiện nay, sẽ có 4 công ty biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để bứt phá.

Quản lý và Phân tích dữ liệu

Data & Analytics Sự phát triển của công nghệ đã đặt ra những thách thức chưa từng có về lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu. Doanh nghiệp giờ đây cần đến những "Big data Analyst" để có khả năng chuyển đổi dữ liệu thành tài sản vốn, biến những con số vô tri thành con số "biết nói".

Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỉ USD cho các công ty chuyên về quản lí và phân tích dữ liệu.

Việc phân tích Big Data và những dữ liệu dung lượng lớn đã giúp các tổ chức kiếm được 10,66$ cho mỗi 1$ chi phí phân tích, tức là gấp 10 lần.

Kể từ năm 2010 đến nay, ngành công nghiệp Big Data có giá trị hơn 100 tỉ USD và đang tăng nhanh với tốc độ 10% mỗi năm, nhanh gấp đôi so với tổng ngành phần mềm nói chung.

Vấn đề thật sự không nằm ở việc bạn thu thập dữ liệu, thay vào đó, là bạn dùng dữ liệu để làm gì. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả thì Big Data sẽ trở thành một khối tài sản vô giá, từ đó giúp cắt giảm chi phí, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.

3. Sáu quy tắc "vàng" để chuyển đổi số thành công 

Ericsson đã tổng hợp 6 chiến lược thực tiễn nhất từ các cuộc thảo luận và trò chuyện với các nhà lãnh đạo cấp cao trong ngành. 6 quy tắc "vàng" này sẽ giúp định hướng cho các DN trên hành trình chuyển đổi và học hỏi từ những người đi trước.

Khách hàng là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải sản phẩm: Để giúp DN CĐS và đạt được mục tiêu, bạn phải hiểu rõ về thành công sẽ là như thế nào và liệu DN của bạn có đang thực sự giải quyết các vấn đề của khách hàng hay không? Hãy đặt khách hàng vào trung tâm, đứng vào vị trí của họ và nói tiếng nói của họ.

Theo Ericsson, khả năng mà IoT, 4G và 5G tạo ra cho các DN là vô hạn nhưng quan trọng nhất là tiềm năng thay đổi thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn chưa bao giờ hứa hẹn đến vậy. Các sản phẩm hỗ trợ IoT và các mô hình kinh doanh sáng tạo, có lợi nhuận không còn là giấc mơ nữa - chúng ta đang biến chúng thành hiện thực.

Như Tanner Folk, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp công nghệ nông nghiệp, IntraGrain, đã nói: "Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu khách hàng của mình và bạn đang cung cấp các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực".

Nắm bắt cơ hội dữ liệu: Điều quan trọng là phải nắm bắt và truyền tải dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn bằng mạng di động để dữ liệu có thể được phân tích và chuyển thành thông tin chi tiết hữu ích, giống như một lời cảnh báo cho nông dân rằng ngũ cốc đang lưu trữ của họ có nguy cơ bị hư hỏng.

Bắt đầu với quy mô nhỏ, sau đó mở rộng quy mô lớn: Khi đã đưa ra quyết định thu thập dữ liệu thông qua IoT, đừng vội vàng một cách mù quáng. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ với một chương trình thử nghiệm và đảm bảo rằng giá trị mong muốn của DN đã được đáp ứng trước khi áp dụng giải pháp này ở nơi khác. Khi đã hoạt động tốt, có thể mở rộng quy mô.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của việc tạo ra các dự án IoT, DN có thể lấy cảm hứng từ cách hoạt động của các công ty khởi nghiệp. Những bài học này bao gồm: Hành động nhanh, hành động sớm và kiểm tra thường xuyên. Thêm vào đó, hãy sẵn sàng xử lý lỗi nhanh chóng, tập hợp lại và sau đó tối ưu hóa. Bắt đầu với quy mô nhỏ, tích hợp dần dần với các hệ thống khác nhau, và sẽ mở rộng quy mô sau khi thành công.

Nắm bắt những cách làm việc mới để luôn dẫn đầu: Những cách kinh doanh cũ đang nhanh chóng bị loại bỏ. Các DN cần áp dụng tư duy rằng mọi DN hiện nay đều đang trong giai đoạn chuyển đổi. Các nhà lãnh đạo CĐS cũng phải hiểu rằng những cách làm mới sẽ là con đường duy nhất tiến về phía trước và rằng không tiến lên có nghĩa là bị bỏ lại phía sau. Kết nối di động sẽ giúp DN giải quyết những thách thức hiện trạng, mở rộng quy mô và xây dựng một DN nhanh nhẹn hơn.

Như Tanner Folk, Giám đốc điều hành của IntraGrain Technologies đã chia sẻ: "Những người sợ bất kỳ loại thay đổi nào - đó chắc chắn sẽ là yếu tố ngăn cản khả năng mở rộng hoặc động lực tiến lên".

Đừng thực hiện một mình: Để đổi mới thành công, các công ty cần dành thời gian xây dựng mạng lưới liên minh và đối tác mạnh mẽ, đồng thời trở thành một phần của hệ sinh thái số.

Quan hệ đối tác trong hệ sinh thái mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Các nhà khai thác viễn thông có thể mở rộng danh mục đầu tư và vùng phủ sóng của họ, dẫn đến nhiều cơ hội doanh thu hơn. Trong khi đó, các DN có thể tiếp cận dễ dàng hơn với mạng IoT toàn cầu. Các công ty có thể tránh phải chuyển vùng bằng cách triển khai công nghệ eSIM quốc tế và hợp tác với nhà khai thác viễn thông - đơn vị có mạng lưới đại lý rộng khắp.

Không thỏa hiệp về bảo mật: Các tổ chức phải chủ động với bảo mật và cài đặt nó vào phần cứng ngay từ đầu. Bối cảnh an ninh mạng liên tục thay đổi nhưng nếu DN làm đúng, có thể tạo ra một hệ thống rất an toàn.

Nếu kiến thức bảo mật không phải là điểm mạnh cốt lõi của DN, hãy sử dụng các nhà cung cấp bảo mật tin cậy hoặc tận dụng thế mạnh của các đối tác phù hợp trong hệ sinh thái số. Sẽ rất có lợi khi có một đối tác có thể giúp định hình bối cảnh an ninh để DN có thể tập trung phát triển những khả năng mới.

Đặc biệt, công nghệ di động có thể cung cấp một cách tiếp cận phối hợp để bảo mật, bao gồm bảo mật sản phẩm, triển khai, hoạt động và quản lý, khả năng xử lý sự cố thông qua các thuật toán bảo mật mạnh mẽ, mã hóa lưu lượng, bảo vệ tín hiệu và giao diện. Một hệ thống bảo mật đầu cuối với quản lý danh tính toàn cầu, công nghệ di động tương tác an toàn với các công nghệ mạng khác.

Theo Ericsson, khả năng mà IoT, 4G và 5G tạo ra cho các DN là vô hạn nhưng quan trọng nhất là tiềm năng thay đổi thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn chưa bao giờ hứa hẹn đến vậy. Các sản phẩm hỗ trợ IoT và các mô hình kinh doanh sáng tạo, có lợi nhuận không còn là giấc mơ nữa - chúng ta đang biến chúng thành hiện thực.

Như TS. Henning Löser, Giám đốc cấp cao tại Phòng thí nghiệm sản xuất của Audi nhấn mạnh: "Bằng cách làm này, tất cả chúng ta cùng nhau, ngay bây giờ đang thực sự định hình tương lai. Chúng ta đang biến những điều mà trước đây không thể thành hiện thực".

4. Lợi ích hạn chế của chuyển đổi số 

Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC…đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp:

5. Kiến trúc chuyển đổi số

Kiến trúc nghiệp vụ: Chiến lược kinh doanh, quản trị, tổ chức và các quy trình kinh doanh chủ chốt.

Kiến trúc dữ liệu: Cấu trúc nguồn lực về tài sản dữ liệu logic và vật lý của 1 tổ chức, quản lý dữ liệu.

Kiến trúc ứng dụng: Một kế hoạch chi tiết cho triển khai các ứng dụng khác nhau, sự tương tác giữa chúng và những mối quan hệ về quy trình nghiệp vụ lõi của tổ chức.

Kiến trúc công nghệ: Bao gồm phần mềm, phần cứng, hạ tầng, middleware, mạng, và các tiêu chuẩn công nghệ. Được yêu cầu để hỗ trợ triển khai kinh doanh. Kiến trúc công nghệ bổ trợ kiến trúc dữ liệu và kiến trúc ứng dụng.

Kiến trúc bảo mật: Kiến trúc bảo mật với mục đích bảo vệ hệ thống thông tin chống lại việc truy cập, sử dụng, chỉnh sửa, phá hủy, làm lộ và làm gián đoạn thông tin và hoạt động của hệ thống một cách trái phép

6. Lộ trình chuyển đổi số 

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI CHUYỂN ĐỔI SỐ 

Bước 1: Kiến trúc tổng thể doanh nghiệp (EA)

Bước 2: Đánh giá mức chuyển đổi số của từng lĩnh vực

Bước 3: Lựa chọn lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số

Bước 4: Xác định và làm yêu cầu đầu bài

Bước 5: Kỳ vọng hiệu quả chuyển đổi số

Bước 6: Lên kế hoạch triển khai và thực hiện triển khai

LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 

7. Khó khăn trở ngại khi chuyển đổi số 

1. Tư duy và tầm nhìn của người lãnh đạo

Công nghệ là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, tuy nhiên nó chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Nhận thức, tư duy của người đứng đầu và văn hoá doanh nghiệp mới là yếu tố cốt lõi nhất trong quá trình chuyển đổi số.

Hầu hết những người lãnh đạo ở công ty không quá hiểu rõ về công nghệ nên sẽ thường cần đến sự tư vấn của các đội ngũ chuyên gia. Tuy nhiên, bắt buộc cần có sự tham của các nhân sự chủ chốt của công ty, tuyệt đối không thể phó mặc hết cho đội ngũ thuê ngoài.

Trước sự thay đổi lớn như vậy đồng nghĩa với sự loại bỏ hoàn toàn cách làm cũ, thoát khỏi vùng an toàn để đón nhận một cách thức làm việc hoàn toàn mới. Điều này không phải ai cũng có thể chấp nhận được, đặc biệt sẽ càng khó khăn hơn ở những lãnh đạo lớn tuổi, tư duy không cởi mở lắm để đón nhận điều mới. 

Do đó, lãnh đạo cần phải là người hiểu rõ về số hoá, chuyển đổi số, làm gương cho các nhân viên khác, là người tiên phong sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhanh chóng hơn.  

2. Chuyển đổi số tốn rất nhiều thời gian

Để chuyển đổi số hoàn thiện, dự án này thường kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu của doanh nghiệp, chi phí từ đó cũng tăng theo. Quy trình chuyển đổi số cần khoảng thời gian tối thiểu từ 2-5 năm để mang lại hiệu quả thấy rõ cho doanh nghiệp. Đây là một chiến lược dài hạn, cần sự đầu tư về thời gian, chi phí nhiều.

Thông thường, doanh nghiệp lần lượt trải qua 3 giai đoạn để thực hiện quy trình chuyển đổi số:

– Số hóa (Digitization): Giai đoạn đầu tiên và bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn chuyển đổi số. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp cần chuyển đổi những dữ liệu dạng giấy thành những dữ liệu được lưu trên các phần mềm máy tính.  

– Ứng dụng số hóa (Digitalization): Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần sử dụng những phần mềm hoặc các công cụ công nghệ khác để tối ưu tất cả số liệu nhằm loại bỏ các công việc hành chính thủ công mất thời gian như việc ghi chép, tìm kiếm thông tin, thống kê, …

– Chuyển đổi số (Digital transformation): Tại giai đoạn cuối này, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi tất cả cách thức vận hành, cách thức làm việc nhằm tạo ra hiệu quả  cao nhất nhưng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

Theo thực tế hiện nay, các dự án chuyển đổi số mới chỉ lên kế hoạch và thực hiện ở bước thứ hai Digitalization là doanh nghiệp đã cạn kiệt chi phí và cảm thấy “đuối sức”.

Do vậy, chuyển đổi số là một kế hoạch dài hơi, như một cuộc đua đường dài, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ tâm lý, tài chính vững vàng và trông chờ một kết quả thay đổi rõ ràng, mang đến nhiều lợi ích trong dài hạn thay vì mong chờ một hiệu quả tức thời trong ngắn hạn. 

3. Năng lực nhân sự không theo kịp sự thay đổi

Trong các dự án chuyển đổi số thất bại sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đó. Yếu tố quản lý nhân sự, khả năng áp dụng các thay đổi công nghệ của nhân sự chiếm 80% đến sự thành bại của dự án chuyển đổi số.

Bước vào quy trình chuyển đổi số, đòi hỏi các nhân viên cần có những kỹ năng và năng lực thay đổi phù hợp, linh hoạt với cách thức vận hành kinh doanh mới. Khi nguồn nhân lực bị thiếu hụt các kỹ năng này, mô hình chuyển đổi số sẽ thất bại vì không có nhân lực thực hiện, triển khai.

Thông thường, tại doanh nghiệp Việt Nam đều hoạt động theo một mô hình kinh doanh truyền thống là chia nhỏ doanh nghiệp thành các phòng ban chức năng. Nhưng chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng một cách tiếp cận khác. Con người, quy trình và công nghệ cần phải có sự kết hợp với nhau nhằm tạo ra các mô hình kinh doanh mới và các dịch vụ liên quan.

Nhân viên phải có các kỹ năng mới, những kỹ năng này tập trung vào đổi mới, thay đổi, sáng tạo cùng với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT).

4. Kỳ vọng một giải pháp hoàn hảo

Theo thực tế đã chỉ ra cho chúng ta nhận thất không có một giải pháp nào phù hợp cho tất cả các yêu cầu doanh nghiệp mong muốn như về ngân sách triển khai, bảo mật dữ liệu, bảo mật công nghệ thông tin, hiêu quả công việc, …

Để thực hiện chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng rất nhiều công cụ và phần mềm như: phần mềm kế toán để quản lý những hoạt động tài chính kế toán, phần mềm HRM để quản lý nhân sự, phần mềm CRM để quản lý mối quan hệ với khách hàng, phần mềm công việc để quản lý công việc,…Hoặc để có những phần mềm được viết riêng, phù hợp với tất cả yêu cầu của doanh nghiệp thì khoản ngân sách mà doanh nghiệp bỏ ra không hề nhỏ.

5. Tối ưu trải nghiệm cho người dùng cuối

Đa phần các dự án chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tập trung vào các tính năng hơn là quan tâm đến trải nghiệm của người dùng cuối.

Trong thực tế, chuyển đổi số thường xuất phát từ mong muốn của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp hướng về một tương lai tăng trưởng doanh thu và tăng cường lợi thế cạnh tranh nên khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số sẽ là một yêu cầu bắt buộc với nhân viên chứ không phải xuất phát từ những khó khăn của nhân viên trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, đôi khi có sự tư vấn thiếu sót của những công ty bán phần mềm làm cho việc chuyển đổi số chỉ được áp dụng từng phần (nay là phần kế toán, mai là phần nhân sự) dẫn tới hậu quả là thiếu sự liên kết của chính các bộ phận trong doanh nghiệp và trở ngại khi muốn nâng cấp, sử dụng thêm các giải pháp công nghệ khác sau này.

Vì vậy, các dự án chuyển đổi kỹ thuật số cần tập trung giải quyết những khó khăn trong quá trình làm việc của nhân viên, nâng cao trải nghiệm của người dùng nhiều hơn.

6. Kết luận

Chuyển đổi số là một chiến lược bắt buộc của doanh nghiệp để bắt kịp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh đồng thời tăng cường lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, hãy phát hiện và loại bỏ sớm những khó khăn trong chuyển đổi số vừa kể trên để đảm bảo doanh nghiệp sẽ thực hiện chiến lược này thành công!

8. Sai lầm cần tránh khi thực hiện chuyển đổi số 

Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số (digital transformation) đang dần trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, tăng tốc sáng tạo…Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng khi ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. 

1.Chuyển đổi số không chỉ là sân chơi của các ông lớn

Chúng ta không còn xa lạ với những cái tên quen thuộc ứng dụng chuyển đổi số thành công. Nếu Uber và Grab thống lĩnh thị trường vận tải. Airbnb thách thức khái niệm về khách sạn và lưu trú. Netflix và Spotify là cái tên hàng đầu trong ngành công nghiệp giải trí. Nhưng những cái tên này liệu có gây nên hiểu lầm: Liệu có phải chỉ những doanh nghiệp lớn mới có thể tiếp cận chuyển đổi số?

Câu trả lời là không. Chuyển đổi số là sân chơi công bằng cho tất cả mọi doanh nghiệp mà ở đó, bất kì ai đủ nhanh nhạy cũng có thể tìm được miếng bánh cho riêng mình. Điển hình như các cửa hàng đã ứng dụng phần mềm bán hàng online, phần mềm quản lý kho vận. Các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý nhân viên. Không chỉ là các ông lớn, mọi doanh nghiệp nếu không linh hoạt bắt kịp với những đổi thay mang tính chiến lược, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị đào thải, như cái cách mà thương hiệu đồ chơi danh giá Toys R Us đã ra đi vào đầu năm nay.


2.Chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là công nghệ

Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo. Chính vì vậy, với tốc độ phát triển vượt trội như vậy, việc ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiển nhiên sẽ trở nên phổ biến hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là tìm kiếm một công nghệ phù hợp và đưa vào doanh nghiệp của mình. Đó còn là cả quá trình sử dụng để tạo ra, sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa cũng như trải nghiệm khách hàng hiện có.. Bởi vì mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đó là khác biệt về loại hình doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, cho tới văn hóa tổ chức. Từ đó, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và sự thay đổi của thị trường.

3.Chuyển đổi số phải bắt đầu và kết thúc bằng khách hàng

Giống như sự phát triển của doanh nghiệp, tốc độ phát triển của chuyển đổi số phải bắt đầu và kết thúc bằng khách hàng. Trước thời đại 4.0, take note, lưu trữ hồ sơ giấy, cho đến file excel đã trở nên vô cùng phổ biến và thông dụng. Vậy động lực từ đâu mà chuyển đổi số ra đời. Trong số đó chính là khách hàng.

Một doanh nghiệp có số lượng khách hàng và số lượng giao dịch nhiều, chuyện kiểm soát thủ công sẽ trở nên khó khăn và gây nên nhiều cản trở. Do đó, chỉ cần một thông tin sai lệch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tổng thể hệ thống thông tin khách hàng, mất thời gian để kiểm tra và sửa chữa.Khách hàng muốn cầm ít tiền mặt và giao dịch ngoài giờ hành chính. Đó là lý do ngân hàng số phát triển. Khách hàng muốn có thực phẩm tươi và sạch hơn. Đó là lý do ngành hàng thực phẩm áp dụng phần mềm quản lý sản xuất và kho vận.

Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu thiếu khách hàng. Bởi vậy, khách hàng luôn là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới và nỗ lực đáp ứng. Khách hàng chính là động lực để xây dựng quá trình chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng biết bản thân mình đang thực sự muốn gì. Hãy tạm thời quên đi khái niệm “Khách hàng là thượng đế” và đáp ứng tất cả yêu cầu của họ. Hãy biến họ trở thành người bạn của doanh nghiệp để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Đây chính là cơ sở để xây dựng và phát triển quá trình chuyển đổi số thành công.

4.Công nghệ vốn dĩ vẫn chỉ là công cụ

Suy cho cùng, công nghệ vốn dĩ vẫn là thành quả nhờ bộ óc của con người tạo nên. Một ứng dụng công nghệ hoàn hảo không bao giờ đảm bảo 100% thành công của một doanh nghiệp, cũng chẳng thể đảm bảo được kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới có thành công hay không.

Không phải doanh nghiệp nào cũng hào hứng với “chuyển đổi số”. Đặc biệt là chuyển đổi số trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là những vấn đề liên quan tới tổ chức, tới nhân viên. Áp dụng chuyển đổi số đồng nghĩa với việc phải thay đổi toàn bộ quy trình, cách thức làm việc, thậm chí là cả nhân sự. Một doanh nghiệp mà nhân viên không có tư duy số hóa, không chịu thay đổi, văn hóa không nuôi dưỡng sự đổi mới thì không một công nghệ nào có thể cứu sống được doanh nghiệp.

Công nghệ sẽ trở thành một công cụ có ích khi được xây dựng trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Công nghệ sẽ tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng năng suất, tạo lợi nhuận cuối cùng trong kinh doanh.

5.Ứng dụng chứ không chỉ là áp dụng

Ứng dụng và áp dụng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên lại thường xuyên gây ra nhầm lẫn. Áp dụng là việc sử dụng những khuôn mẫu có sẵn và đưa vào thực thi trong doanh nghiệp. Còn ứng dụng là tập hợp 2 khái niệm: áp dụng và biến đổi.

Đối với chuyển đổi số, chỉ áp dụng thôi thì chưa đủ. Mỗi doanh nghiệp khác nhau đều có những đặc điểm và tính chất riêng. Đây có thể nói là những tiêu chí để tạo nên giá trị riêng và để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. 2 doanh nghiệp với loại hình kinh doanh giống nhau không có nghĩa là ứng dụng chuyển đổi số giống nhau.

Ứng dụng công nghệ là xác định rằng công nghệ đó có thực sự phù hợp với bước phát triển của doanh nghiệp hay không? Lựa chọn một công nghệ phù hợp, áp dụng biến đổi sao cho công nghệ đó thực sự phát huy được khả năng của nó.  Một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn phải ứng dụng chính xác các tiềm năng và cơ hội của công nghệ nhằm thực hiện mọi thứ một cách nhanh hơn, tốt hơn và sáng tạo hơn. Thành công của chuyển đổi số phải nằm trong tư duy và cách tiếp cận, giải quyết vấn đề. Hãy trả lời cho câu hỏi: “Công nghệ này thực sự có khả năng gì và chúng ta có thể điều chỉnh quy trình và công việc như thế nào để tận dụng tối đa các khoản đầu tư công nghệ của mình?”

6.Làm nhanh, làm nhiều không đồng nghĩa với làm hiệu quả

Thời buổi “số hóa” không đồng nghĩa với việc tất cả mọi thứ của doanh nghiệp đều cần phải số hóa. Hãy số hóa khi cần thiết. Nếu ứng dụng nhiều xu hướng công nghệ cùng một lúc và không hợp lý sẽ chỉ khiến doanh nghiệp trở nên rối rắm, lãng phí thời gian, nguồn lực và thất bại nhanh chóng. 

Trong thế giới công nghệ 4.0 đang xoay chuyển như vũ bão với các xu hướng chuyển đổi đổi số thay đổi và cập nhật liên tục. Doanh nghiệp cần một cái đầu lạnh để có thể bình tĩnh tìm ra những khó khăn của công ty, thấu hiểu mô hình kinh doanh, bối cảnh cạnh tranh cũng như tâm lý người tiêu dùng trước khi cân nhắc việc ứng dụng công nghệ.